Những năm của thế kỷ 19, việc học nghề không được phổ biến. Hầu hết cha mẹ hay chính ngay bản thân học sinh cũng mong muốn có thể thi vào trường đại học nào đó để lập nghiệp. Nếu 1 năm không đỗ lại ôn luyện sang năm tiếp tục thi.. và cứ thế tiếp diễn. Khi mất khá nhiều thời gian thi đạt học mà không đỗ lúc đó tính đến nguyện vọng 2 chen chân vào một trường cao đẳng có tiếng để học.
Thời đó, học nghề là “điểm dừng bất đắc dĩ”, bởi thường bị gán ghép là đối tượng có trình độ văn hóa thấp. Cha mẹ, họ hàng hãnh diện ‘mở mày mở mặt’ khi có con đỗ đại học, nếu là học nghề được coi là đối tượng học không tốt, không có ý chí.
Ngày nay, thế kỷ 20 khi xã hội phát triển các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước nâng tầm cao mới thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Yêu cầu về kỹ năng làm việc, năng lực kỹ thuật sản xuất trực tiếp của nhà tuyển dụng gia tăng, cần số lượng đông đảo lao động có tay nghề kỹ thuật rất lớn. Nhà tuyển dụng (họ) không nặng về bằng cấp; thay vào đó, họ coi trọng thái độ, kinh nghiệm, sự ham học hỏi, kiến thức và kỹ năng tay nghề nhiều hơn.
Thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp tốt nghiệp đại học loay hoay với tấm bằng đó để xin việc, thậm chí là thất nghiệp. Tỷ lệ người từ bỏ tấm bằng đại học chuyển hướng rẽ khác như học lại nghề, vào làm doanh nghiệp đào tạo lại.. không hề hiếm.
Cho đến thời điểm hiện tại, học nghề trở lên thịnh hành, thân thiện thực tế hơn với cộng đồng. Xã hội ghi nhận đóng góp từ học nghề là thiết yếu và thấy rằng: học nghề hay đại học không còn bên nặng bên nhẹ nữa. Chủ yếu là nhìn nhận kết quả vào nghề nghiệp việc làm, an sinh ổn định.
Vậy những lợi ích của học nghề ra sao?
Lợi ích của học nghề được ví như một giấc mộng thiên đường bởi những điều nó mang lại là rất rất lớn. Chúng ta sẽ điểm một số lợi ích cơ bản dưới đây:
Thời gian học nghề khá ngắn
Đối với một khóa học nghề hệ cao đẳng chỉ kéo dài tối đa là 2,5 năm. Học viên khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân thực hành nghề, có thể liên thông lên đại học và cao hơn.
Hệ trung cấp có thời gian học tối đa là 1,5 năm. Học viên khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng trung cấp, có thể liên thông lên cao đẳng đại học và cao hơn.
Hệ sơ cấp có thời gian học từ 3 tháng – 9 tháng. Học viên khi tốt nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ và tiếp tục theo học hệ cao hơn.
Như vậy, thời gian học khá ngắn chương trình đào tạo thực hành lên đến 70% học viên làm việc được ngay, có thu nhập ổn định sớm hơn, không phải đào tạo lại từ nhà tuyển dụng.
Việc làm, thu nhập ổn định
Thông thường, các trường dạy nghề sẽ có đầu ra việc làm sẵn cho học viên. Trong trường hợp học viên muốn làm việc tại các cơ sở bên ngoài, với các kỹ năng nghiệp vụ đã được đào tạo, học viên hoàn toàn có thể ứng tuyển. Hoặc các học viên cũng có thể lựa chọn hướng đi tự lập, khởi nghiệp và tự đứng tên cơ sở kinh doanh của mình.
Chương trình đào tạo chủ yếu là thực hành
Một điểm nổi bật của các chương trình dạy nghề so với chương trình đại học chính là chương trình đào tạo chủ yếu vào thực hành. Nếu các sinh viên tại các trường đại học phải tất bật với các kiến thức mang tính lý thuyết, học viên học nghề sẽ được tham gia các giờ học thực hành chiếm 70% tổng số giờ học. Vì thế, học viên trường nghề sau khi tốt nghiệp sẽ được xem như một “kỹ thuật viên lành nghề” .
Mặt khác, các trường liên kết với các doanh nghiệp cùng đào tạo từ đó học viên được học thực hành sản xuất trên dây truyền thực tiễn.
Hạn chế gánh nặng tài chính
Do thời gian đào tạo ngắn, học phí tại các trường dạy nghề thường thấp hơn học phí đại học. Chính sách hỗ trợ từ nhà nước đa dạng. Vì thế, học nghề là một lựa chọn tiết kiệm để đầu tư cho tương lai. Với các bạn học viên có hoàn cảnh khó khăn, đây sẽ là phương án tối ưu giúp các bạn có thể theo đuổi đam mê mà không cần đau đầu về vấn đề tài chính.
Ở một số các trường còn tạo điều kiện làm thêm bán thời gian, giới thiệu các doanh nghiệp chuyên ngành theo học cho học viên vừa có thêm thu nhập lại nâng cao tay nghề.
Học trường nào uy tín hiện nay
Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng địa điểm tại khu vực các tỉnh vùng đồng bằng trung du và miền núi phía Bắc (Bắc Ninh, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên) với Thái Nguyên là trung tâm vùng. Đào tạo theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; hợp tác đào tạo; Tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức các dịch vụ sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trong khu vực; Nghiên cứu khoa học và hợp tác Quốc tế; Liên kết với các Viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ sở dạy nghề và các cơ sở sản xuất để tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu sử dụng lao động của xã hội và nâng cao trình độ học viên”
Sinh viên được đào tạo theo dự án thật
Học tập tại Trường Cao đẳng nghề số 1 – BQP, sinh viên được tiếp xúc với những dự án thực tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao giúp cho sinh viên có thêm được nhiều kinh nghiệm và kiến thức cần thiết để hoàn thiện bản thân.
Môi trường thực hành trên nền tảng doanh nghiệp
Trường Cao đẳng nghề số 1 – BQP và nhiều doanh nghiệp đã có mối quan hệ chặt chẽ như: Tập đoàn Samsung, Công ty Honda Việt Nam… đã triển khai các hình thức đào tạo theo địa chỉ để nâng cao tay nghề, bổ sung kiến thức thực tế cho sinh viên. Việc đẩy mạnh hợp tác Gắn kết đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp nhằm phục vụ công tác đào tạo lý thuyết và thực hành, thực tập nâng cao trình độ, bổ sung nhân lực chất lượng cao 4.0 cho doanh nghiệp khi sinh viên tốt nghiệp tại nhà trường.