Chủ Nhật, 2, Tháng Tư , 2023
Cao đẳng nghề số 1 Bộ Quốc phòng
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • ĐÀO TẠO
  • HƯỚNG NGHIỆP
  • TUYỂN SINH
  • SINH VIÊN
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • ĐÀO TẠO
  • HƯỚNG NGHIỆP
  • TUYỂN SINH
  • SINH VIÊN
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Cao đẳng nghề số 1 Bộ Quốc phòng
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Hướng nghiệp

Ai cũng vào đại học là lạc hậu – PGS Văn Như Cương

Theo PGS Văn Như Cương, chúng ta đang sống trong xã hội hiếu học lạc hậu, bởi ai cũng muốn vào đại học, trong khi số đông sinh viên ra trường không có việc làm. Nhiều trường dạy nghề, đảm bảo công việc sau tốt nghiệp nhưng ít người học.

Ai cũng vào đại học là lạc hậu – PGS Văn Như Cương tham gia buổi tọa đàm sáng 23/10, tại Hà Nội, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Hiệp hội giáo dục vì mọi người và Hội khuyến học Việt Nam tổ chức tọa đàm “Góp ý cho chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể”.

Ông khẳng định, đây là nền giáo dục ứng thí, phục vụ “toàn dân lên lớp, toàn dân vào đại học”, không đảm bảo việc cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều này sẽ gây hậu quả về vấn đề nguồn lực lao động.

“Khi đất nước hội nhập ASEAN, chúng ta có thể thất bại vì phải nhập thợ chất lượng cao của nước ngoài, còn thợ Việt Nam chỉ đi làm thuê ở những ngành nghề đơn giản”, PGS Cương nói .

Từ đó, ông cho rằng, việc đổi mới giáo dục phải nêu bật được bằng cấp không có giá trị. Học tập phải tạo ra nguồn lao động giỏi, sản xuất tốt. Học tập là công việc suốt đời, học trong SGK chưa bao giờ là đủ.

Ai cũng vào đại học là lạc hậu - PGS Văn Như Cương
PGS Văn Như Cương cho rằng, đổi mới giáo dục phải nêu bật bằng cấp không có giá trị. Ảnh: Quyên Quyên.

PGS Văn Như Cương bày tỏ:

“Tôi thương con em chúng ta khi phải học đủ mọi thứ như công dân với giáo dục, ý thức tư duy, biện chứng, vật chất nhưng nhiều em không biết làm gì, kể cả việc nấu cơm, rửa bát, lau cửa kính. Vì tất cả đều đã có ôsin, gia sư”.

Đồng tình với PGS Văn Như Cương, GS.TS Nguyễn Như Ý – nguyên Tổng biên tập NXB Giáo dục cho rằng, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phải đề cập đến mục tiêu giáo dục. Trong đó, chúng ta cần nhìn nhận thẳng vào thực tế.

“Hàn Quốc từng chỉ ra những khiếm khuyết của nền giáo dục nước họ để đổi mới. Đó là nền giáo dục ứng thí, học để thi, sẽ triệt tiêu sự sáng tạo. Họ thẳng thắn nhìn nhận nếu muốn có nhà khoa học như Isaac Newton hay họa sĩ Picasso là rất ngông nghênh”, GS.TS Nguyễn Như Ý nói.

Trong khi đó, nhà giáo ưu tú Hồ Quang Diệu, đại diện trường THPT Đông Đô (Hà Nội) – người có kinh nghiệm 55 năm trong ngành giáo dục – lo ngại về chất lượng đầu vào đại học.

Ông chỉ ra kết cấu của đề thi bao gồm 60% câu hỏi dễ, 40% câu hỏi khó, trong khi nhiều trường lấy 18 điểm (3 môn), chứng tỏ trình độ vào đại học chỉ ở mức phổ thông.

Nói về kỳ thi THPT quốc gia, ông Diệu khẳng định, chất lượng vào đại học không đảm bảo, nguyện vọng của học sinh không đảm bảo dẫn đến tổng thể giáo dục “rối như canh hẹ”.

Bỏ ngỏ phân luồng học sinh sau THCS

Nhận xét về Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đưa ra một số góp ý gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Trong đó, Việt Nam cần đặc biệt ưu tiên học tập kinh nghiệm của những nước có hệ thống giáo dục phổ thông tương tự theo định hướng của Nghị quyết 29.

Vấn đề phân luồng học sinh sau THCS vẫn đang bỏ ngỏ. Xu hướng chung hiện nay chương trình giáo dục phổ thông ở nhiều nước được phân luồng thành: Trung học nghề, trung học phổ thông kỹ thuật và trung học phổ thông. Trong khi đó, đề án của chúng ta chỉ đề cấp định hướng nghề nghiệp sau THCS.

Theo đánh giá của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, đối với một số môn học, việc chuyển dần từ tích hợp rộng, tích hợp vừa đến phân hóa là hợp lý. Tuy nhiên, một số lưu ý là tên các môn học tích hợp nên phù hợp những quy định hiện hành của UNESCO.

Ví dụ, chúng ta không gọi Khoa học Xã hội (theo cách gọi của Liên Xô cũ) mà gọi là Khoa học Xã hội – Nhân văn (vì Lịch sử thuộc Nhân văn); Không xếp Địa lý tự nhiên vào Khoa học Xã hội…

Môn khoa học tự nhiên nên nhóm từ 4 phân môn: Khoa học Vật lý (gồm Vật lý và Hóa học), Khoa học Đời sống (gồm sinh học, sinh thái, giải phẫu, sinh lý…) và khoa học Trái đất (gồm Địa chất, Địa lý tự nhiên, Khí hậu – Khí tượng)…

Cấp THPT chỉ nên đưa vào các môn học đơn môn cho phù hợp với tính chất phân hóa.

Theo Quyên Quyên/news.zing.vn

Quan tâm: Đổi mới giáo dụcgiáo dụcGóc nhìn giáo dục
Chia sẻTweetPin

Bài viết Quan tâm

lam-gi-sau-khi-xuat-ngu
Hướng nghiệp

Bộ đội xuất ngũ tốp đầu trong xuất khẩu lao động

Bộ đội xuất ngũ Ứng cử viên tốp đầu tuyển dụng Xuất Khẩu Lao động Sau khi xuất ngũ các...

Nghề điện công nghiệp có mức lương ra sao
Hướng nghiệp

Nghề điện công nghiệp có mức lương ra sao?

Mức thu nhập của nghề điện công nghiệp được đánh giá bởi tay nghề và kinh nghiệm lâu năm, đôi...

Nhom ngahnh nghe đào tạo 0002
Hướng nghiệp

Suy nghĩ về việc học nghề trước và nay

Những năm của thế kỷ 19, việc học nghề không được phổ biến. Hầu hết cha mẹ hay chính ngay...

Suy nghĩ về việc học nghề trước và nay1
Hướng nghiệp

Ngành Công nghệ ô tô học gì? Ra trường làm gì? Tố chất thích hợp với nghề?

Hiện nay, ngành công nghệ ô tô đang được ưu tiên phát triển để góp phần công nghiệp hóa đất...

Suy nghĩ về việc học nghề trước và nay
Hướng nghiệp

Muốn không gặp cảnh thất nghiệp “Bộ đội xuất ngũ cần phải làm gì?

Thất nghiệp có lẽ là cụm từ đáng sợ nhất của bất kỳ quân nhân nào sau khi hoàn thành...

Hướng nghiệp

Làm gì sau khi xuất ngũ?

Làm gì sau khi xuất ngũ? Khi mà hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp ở một số ngành nghề...

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Logo trương cao đẳng nghề 1 bqp -361 x 74
  • 233 Quang Trung, Tổ 7, Tân Thịnh, TP.Thái Nguyên
  • 0208 6268868
  • 0969 593 903
  • truong1bqp.edu.vn
  • logo-zalo-vector truong1bqp.edu.vn

Hỗ trợ

  • Câu hỏi thường gặp
  • Cẩm nang tuyển sinh
  • Cẩm nang việc làm
  • Tin cập nhật
  • Yêu cầu hỗ trợ

© 2023  Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc phòng – Quân khu 1

Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • ĐÀO TẠO
  • HƯỚNG NGHIỆP
  • TUYỂN SINH
  • SINH VIÊN

© 2022 Bộ Quốc phòng - Trường Cao đẳng nghề số 1