Thứ Tư, 29, Tháng Ba , 2023
Cao đẳng nghề số 1 Bộ Quốc phòng
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • ĐÀO TẠO
  • HƯỚNG NGHIỆP
  • TUYỂN SINH
  • SINH VIÊN
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • ĐÀO TẠO
  • HƯỚNG NGHIỆP
  • TUYỂN SINH
  • SINH VIÊN
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Cao đẳng nghề số 1 Bộ Quốc phòng
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Góc nhìn

Sao không dạy nghề mà chỉ là “định hướng nghề nghiệp”?

Sao không dạy nghề mà chỉ là “định hướng nghề nghiệp”? điểm bất ổn lớn nhất có lẽ là quan điểm coi chương trình giáo dục phổ thông chỉ có vai trò “định hướng nghề nghiệp”

Bài viết dưới đây là của Thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương (giảng viên khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, hiện đang là nghiên cứu sinh ngành giáo dục lịch sử, Đại học Kanazawa – Nhật Bản) sẽ giúp chúng ta có thêm một lát cắt khác về nội dung Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Ở nước ta hiện nay thất nghiệp và tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đang nổi lên như là một vấn đề xã hội bức xúc cần được giải quyết ngay từ cấp độ vĩ mô. Tuy nhiên trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa mới công bố, phần liên quan đến giáo dục nghề nghiệp còn tương đối sơ sài và có những điểm bất ổn.

Quan điểm này thể hiện rõ trong mục tiêu chương trình khi dự thảo khẳng định chương trình giáo dục phổ thông sẽ giúp học sinh “có những hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động”.

Nghĩa là nội dung có liên quan được học ở phổ thông cũng chỉ là để giúp học sinh có hiểu biết để lựa chọn nghề trong tương lai.

Với quan điểm và mục tiêu như vậy, phần diễn giải mối quan hệ giữa các môn học đặc biệt là các môn rất gần với nghề nghiệp như Kỹ thuật/Công nghệ, Tin học, Thể thao, Âm nhạc, Mỹ thuật trở nên khiên cưỡng. Phần chuyên đề tự chọn cũng vậy, vai trò của nó cũng chỉ là để “định hướng nghề nghiệp” và rất mờ nhạt.

Quan điểm nói trên phản ánh một lối tư duy có tính “truyền thống”  của chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam là “lấy môn giáo khoa làm trung tâm”. Dưới ảnh hưởng của tư duy này giáo dục nhà trường chỉ xoay quanh các môn giáo khoa và vòng tròn thi cử. Giáo dục nghề nghiệp nếu có cũng rơi vào chủ nghĩa hình thức. Trên thực tế việc dạy nghề từ trước đến nay ở các trường phổ thông là một ví dụ tiêu biểu.

Sao không dạy nghề mà chỉ là “định hướng nghề nghiệp”?
Tác giả Nguyễn Quốc Vương. Ảnh FB tác giả.

Hiệu quả của nó chỉ dừng lại ở việc giúp cho một bộ phận học sinh có được một, hai điểm cộng “chống rớt” trong kỳ thi tốt nghiệp. Có bao nhiêu học sinh đủ tự tin sử dụng những gì học được để làm việc như một nghề kiếm sống? Đó là một sự lãng phí lớn về thời gian, tiền bạc và công sức của cả thầy và trò.

Theo tôi, cần phải coi vai trò, mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp trong trường phổ thông là dạy nghề thực sự chứ không chỉ dừng lại ở “định hướng nghề nghiệp”. Tức là trong thời gian học trong trường phổ thông ( THCS và THPT) học sinh được học một nghề thực sự phù hợp với sức khỏe, sở thích, năng lực của bản thân.

Để làm được điều đó cần thiết lập trong chương trình các môn nghề nghiệp như: Công nghiệp, Nông nghiệp, Thương nghiệp, Ngư nghiệp… hoặc cụ thể hơn là các nghề như cơ khí, mộc, sơn…

Học sinh bắt buộc phải học một nghề nhưng có nhiều nghề cho học sinh chọn. Các nghề được thiết lập tùy thuộc vào tình hình, thế mạnh của địa phương, trường học.

Giáo viên dạy nghề có thể là giáo viên trong trường hoặc giáo viên  thỉnh giảng ở bên ngoài. Họ phải là người giỏi nghề thực sự. Có thể kết hợp giữa giáo viên trong trường (dạy lý thuyết hoặc đại cương) và người của địa phương giỏi nghề (dạy thực hành).

Nội dung dạy nghề phải có 2 phần “Lý thuyết” và “Thực hành kĩ năng”. Phần thi sẽ phải tiến hành cả hai nội dung trên và ở phần thực hành sẽ chấm trên thành phẩm một cách nghiêm túc, thực chất.

Bốn năm học THCS và 3 năm học THPT nếu học sinh được học nghề nghiêm túc thì các em sẽ có nhiều cơ hội để tự lập về kinh tế khi không tiếp tục học lên cao. Ngay cả những học sinh tiếp tục học lên bậc học cao hơn, tri thức và kĩ năng nghề nghiệp đó vẫn có ích cho bản thân trong suốt cuộc đời.

Nước Nhật đã và đang làm theo hướng trên. Tôi đã từng làm việc trong nhà máy sản xuất mì tôm, nhà máy sản xuất cơm hộp và công trường của công ty chuyển phát nhanh ở Nhật. Ở đó tôi thật sự choáng váng trước sức lao động bền bỉ, khả năng thao tác nhanh, chính xác của người Nhật dù họ chỉ mới học hết phổ thông.

Dân số Việt Nam trẻ, nhiều thanh niên đó là vốn quý mà Nhật Bản hiện tại có mơ ước cũng không có được.Tuy nhiên nếu không có giáo dục tốt để khai mở và phát triển tiềm năng có sẵn trong từng học sinh cũng như môi trường xã hội đảm bảo cho họ cơ hội thì thanh niên chắc chắn sẽ phải đối mặt với thất nghiệp và nguy cơ phạm tội.

Hiện nay, rất nhiều thanh niên không ngần ngại vay một khoản tiền lớn để được đi ra nước ngoài lao động trong điều kiện làm việc khắc nghiệt. Đấy là một nỗi buồn lớn. Cải cách giáo dục phải góp phần vào việc “giữ chân” thanh niên, tạo cơ hội cho họ được lao động trên chính quê hương mình.

Nguyễn Quốc Vương/giaoduc.net.vn

Quan tâm: Góc nhìn giáo dụchọc nghề
Chia sẻTweetPin

Bài viết Quan tâm

Góc nhìn

Bộ đội xuất ngũ “cân não” khi chọn nghề

Bộ đội xuất ngũ đứng trước lỗi lo tìm nghề và lựa chọn nghề ngắn nhất để có thu nhập...

Góc nhìn

Vẻ đẹp của nghề Hàn

Một quốc gia sẽ tỏa sáng bởi những bộ óc sáng tạo, sẽ sung túc nếu có những thương nhân...

Góc nhìn

Không đỗ đại học là… buông!

Nhiều học sinh sau khi kết thúc lớp 12, nếu không đỗ đại học thì thi lại đến khi đỗ...

Góc nhìn

Trường Cao đăng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng tri ân kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2020)

Nhằm phát huy truyền thống đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, nhân kỷ...

Góc nhìn

Thanh xuân qua ánh mắt học trò!

Nếu như thanh xuân là những mảnh ghép nhiều màu, thì những tháng ngày học tập tại trường Cao đẳng...

Góc nhìn

Đoàn viên thanh niên Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng chung tay phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Virus Corona

Trước tình hình cấp tính với tốc độ lây lan nhanh của dịch bệnh BCH Đoàn Trường tập trung tuyên...

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Logo trương cao đẳng nghề 1 bqp -361 x 74
  • 233 Quang Trung, Tổ 7, Tân Thịnh, TP.Thái Nguyên
  • 0208 6268868
  • 0969 593 903
  • truong1bqp.edu.vn
  • logo-zalo-vector truong1bqp.edu.vn

Hỗ trợ

  • Câu hỏi thường gặp
  • Cẩm nang tuyển sinh
  • Cẩm nang việc làm
  • Tin cập nhật
  • Yêu cầu hỗ trợ

© 2023  Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc phòng – Quân khu 1

Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • ĐÀO TẠO
  • HƯỚNG NGHIỆP
  • TUYỂN SINH
  • SINH VIÊN

© 2022 Bộ Quốc phòng - Trường Cao đẳng nghề số 1