CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG ĐÀO TẠO
I. Chức năng của Phòng Đào tạo
Phòng Đào tạo là đơn vị đầu mối liên kết các hoạt động đào tạo thành một thể thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ trong nhà trường. tham mưu, giúp việc cho Ban Giám hiệu nhà trường trong công tác tuyển sinh, công tác đào tạo, tổ chức biên chế, công tác quân sự và công tác học sinh sinh viên,
II. Nhiệm vụ của Phòng Đào tạo
2.1. Về công tác Tham mưu của Phòng Đào tạo:
– Đề xuất, tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu trong công tác tổ chức biên chế đúng đủ theo qui định; duy trì chế độ SSCĐ, huấn luyện quân sự của toàn trường.
– Chủ trì xây dựng các kế hoạch của nhà trường như: Kế hoạch công tác năm, Vững mạnh toàn diện, huấn luyện chiến đấu, kế hoạch phòng thủ bảo vệ cơ quan đơn vị và các kế hoạch quân sự khác trình Quân khu phê duyệt.
– Chủ trì lập kế hoạch và phối hợp các đơn vị thực hiện công tác thi nâng giữ bậc, bổ túc, đào tạo chuyển loại lái xe quân sự hàng năm.
– Chủ trì xây dựng kế hoạch các hội nghị sơ, tổng kết thực hiện nhiệm vụ; hội nghị giao ban tìm kiếm địa bàn.
– Xây dựng lịch trực chỉ huy, trực ban, trực chiến báo cáo Quân khu theo qui định.
– Soạn các chỉ thị về công tác SSCĐ, chấp hành kỷ luật, công tác huấn luyện.
– Thực hiện các báo cáo về công tác tham mưu quân sự, báo cáo giao ban quí do Quân khu yêu cầu.
– Thường trực Hội đồng kiểm kê của nhà trường.
– Thường trực công tác đóng quân canh phòng, tìm kiếm cứu nạn của Nhà trường.
2.2. Về công tác Quân lực – Tổ chức lao động tiền lương:
– Làm các Quyết định bổ nhiệm, điều động và các văn bản đề nghị chuyển chế độ đối với QNCN, CNVQP và LĐHĐ trình Đảng ủy – BGH phê duyệt.
– Tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng, phối hợp thi tuyển và hoàn thiện các thủ thục trình Đảng ủy- BGH ký kết hợp đồng lao động.
– Lập danh sách đề nghị thi nâng, giữ bậc đối với NVCMKT; hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét nâng lương thường xuyên, nâng lương sớm hàng năm cho QNCN, CNVQP và LĐHĐ của nhà trường;
– Hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ, sổ sách cho các trường hợp cán bộ, giáo viên, CNVC nhà trường (diện cán quân lực quản lý) được nghỉ chế độ, thôi việc theo quy định của Nhà nước;
– Thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho QNCN. CNVQP, LĐHĐ và thân nhân Sỹ quan, QNCN trong phạm vi Nhà trường;
– Làm báo cáo liên thẩm quân số, trang bị nhóm 1 và các báo cáo do ngành Quân lực Quân khu yêu cầu.
– Tuyển chọn và làm thủ tục hợp đồng giáo viên thỉnh giảng;
– Làm quyết định cử giáo viên, QNCN, CNVC và lao động đi tập huấn, học tập và tham gia các chương trình do cấp trên triệu tập.
– Quản lý hồ sơ QNCN, CNVC, lao động hợp đồng và sổ bảo hiểm.
– Quản lý phần mềm công tác quân lực.
– Soạn quyết định kỷ luật đối với QNCN, CNVC, lao động hợp đồng theo kết luận của Hội đồng thi đua khen thưởng kỷ luật Nhà trường hoặc mệnh lệnh của đ/c Hiệu trưởng.
2.3. Về công tác Đào tạo của Phòng Đào tạo:
a) Xây dựng kế hoạch đào tạo:
– Nghiên cứu đề xuất và thực hiện yêu cầu của Ban Giám hiệu về việc mở các ngành học mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nhà trường;
– Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển sinh hàng năm đáp ứng chỉ tiêu được giao hàng năm và phù hợp năng lực đào tạo của trường;
– Xây dựng tiến độ kế hoạch giảng dạy toàn khoá, năm học, học kỳ cho các khoá đào tạo. Lập thời khóa biểu thực hiện cho các khoá đào tạo;
– Lập kế hoạch và tổ chức khai giảng, thực hành, thực tập, hội thảo, hội nghị về công tác đào tạo.
– Phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch vật tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy.
– Xây dựng kế hoạch thi tốt nghiệp cho các khoá học;
– Nghiên cứu đề xuất nhu cầu và khả năng liên kết đào tạo với các đơn vị khác cho Ban Giám hiệu;
– Xây dựng kế hoạch Hội giảng giáo viên hàng năm.
b) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo:
– Chỉ đạo các khoa tổ chức giảng dạy theo kế hoạch, tiến độ đã được duyệt, kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp tình hình thực tế;
– Tham mưu, đề xuất với Ban Giám hiệu về nhu cầu giáo viên và nhân viên chuyên môn trong công tác tuyển dụng, bồi dưỡng nâng cao;
– Chỉ đạo thực hiện công tác báo cáo, tổng hợp giờ giảng của giáo viên hàng tháng, học kỳ, năm học từ các khoa, phòng;
– Tổng hợp kết quả học tập, rèn luyện của học sinh toàn trường, định kỳ theo qui định; đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện qui chế giảng dạy;
– Thực hiện công tác tổng hợp kết quả học tập, xét điều kiện dự thi, tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh sinh viên theo qui chế. Hoàn thành các văn bản, Quyết định công nhận điều kiện thi tốt nghiệp của học sinh và thông qua Hội đồng thi;
– Đề nghị và chuẩn bị các quyết định về việc tổ chức các Hội đồng thi tốt nghiệp, Hội đồng tuyển sinh hàng năm của nhà trường, Hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp trường, Hội đồng đánh giá kỹ năng nghề;
– Chỉ đạo Ban Tuyển sinh tổ chức tư vấn tuyển sinh, gọi và làm các thủ tục nhập học;
– Tổ chức mở đào tạo các lớp liên kết, liên thông, các lớp bồi dưỡng, học thêm, ôn tập theo nhu cầu đào tạo được Ban Giám hiệu phê duyệt;
– Chỉ đạo công tác HSSV thực hiện công tác giáo dục và rèn luyện HSSV nhà trường trong quá trình đào tạo; đề nghị khen thưởng học sinh trong học tập;
– Thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với công tác đào tạo lái xe ô tô, mô tô: Thống nhất kế hoạch đào tạo, quản lý danh sách và kế hoạch giảng dạy các khoá, in ấn văn bằng cho học sinh tốt nghiệp.
– Quản lý việc mua và cấp phát phôi bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận về đào tạo và bồi dưỡng nghề.
– Quản lý cơ sở vật chất, vật tư theo phân cấp.
c) Công tác Giáo vụ – Thư viện Phòng Đào tạo:
– Tổ chức, hướng dẫn các phòng, khoa thực hiện công tác báo cáo về công tác đào tạo, hướng dẫn các khoa quản lý điểm học tập và rèn luyện của học sinh hàng tháng, học kỳ, năm học theo quy định;
– Hướng dẫn giáo viên sử dụng và thực hiện các biểu mẫu, sổ sách, học bạ, phổ biến các quy chế, quy định về giảng dạy;
– Báo cáo danh sách các lớp học cho các Bộ, Sở, Ngành liên quan theo quy định;
– Theo dõi, tổng hợp, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy nghề; thống kê, làm báo cáo theo quy định của Bộ LĐTB&XH, của cơ quan quản lý cấp trên và của Hiệu trưởng;
– Triển khai tổ chức và quản lý, sử dụng thư viện nhà trường. Tư vấn với Ban Giám hiệu về nhu cầu phát triển thư viện trường đạt hiệu quả trong sử dụng.
d) Công tác nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng giáo viên:
– Phối hợp với các đơn vị chức năng đề xuất kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên dài hạn và ngắn hạn;
– Phối hợp nghiên cứu, đề xuất với Ban Giám hiệu và Hội đồng khoa học phương hướng và kế hoạch tổ chức nghiên cứu, tham gia đánh giá các đề tài khoa học phục vụ công tác giảng dạy, học tập;
– Chủ trì tổ chức hội giảng, đánh giá kỹ năng nghề hàng năm;
– Chỉ đạo tổ chức các hoạt động chuyên môn;
– Tổng hợp đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên.
e) Tổ chức cải tiến nội dung chương trình, xây dựng chương trình đào tạo các ngành học mới, hoàn chỉnh các giáo trình môn học:
– Phối hợp với các phòng, khoa rút kinh nghiệm về công tác đào tạo, sửa đổi mục tiêu, nội dung, chương trình cho phù hợp với yêu cầu đào tạo;
– Phối hợp với các khoa, phòng tổ chức xây dựng mục tiêu, chương trình cho các ngành học mới;
– Chỉ đạo các các khoa tổ chức biên soạn, hiệu chỉnh chương trình, giáo trình và tài liệu phục vụ học tập, giảng dạy.
f) Đổi mới quy trình và phương pháp giảng dạy:
– Thường xuyên tổ chức bổ sung, chỉnh lý và hoàn chỉnh quy trình đào tạo nhằm đạt hiệu quả và chất lượng đào tạo cao;
– Tổ chức phổ biến, áp dụng các phương pháp dạy học mới.
– Đề xuất củng cố, hoàn thiện phòng học chuyên môn, trang thiết bị phục vụ, đào tạo.
2.4. Công tác Văn thư – bảo mật Phòng Đào tạo:
– Tiếp nhận, vào sổ, đóng dấu công văn đến vào phần mềm lưu máy tính, trình Thủ trưởng BGH phê duyệt và chuyển công văn đến các đơn vị chuyên môn trong ngày.
– Tiếp nhận công văn đi, vào sổ, nhân bản, đóng dấu và phát hành trong ngày.
– Bảo quản hồ sơ tài liệu và lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo qui định.
– Quản lý, bảo quản các con dấu của Nhà trường.
– Phô tô nhân bản các tài liệu do các đơn vị yêu cầu đã được cấp trên duyệt.
III. Quyền hạn của Phòng Đào tạo:
– Chỉ đạo các khoa, cơ sở về chuyên môn, nghiệp vụ công tác đào tạo.
– Phối hợp, hiệp đồng với các Phòng, Ban, Trung tâm có liên quan khi thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc được Ban Giám hiệu ủy nhiệm giải quyết một công việc cụ thể thì phải chủ động chủ trì, phối hợp để giải quyết hoặc triển khai tổ chức thực hiện.
– Đề xuất điều chỉnh lịch, kế hoạch khi cần thiết.
– Thẩm định kế hoạch, dự trù, báo cáo của các khoa liên quan đến công tác đào tạo Nhà trường.
Trưởng Phòng Đào tạo: Thượng tá Mẫn Bá Thắng