Theo số liệu của những năm gần đây, nước ta có trên 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Trong đó, nhiều người giấu bằng để chuyển sang học nghề hoặc xin việc làm phổ thông cho thấy một sự lãng phí lớn cho lao động Việt Nam.
Bên cạnh đó sự chuyển dịch của quy luật về lao động đang bắt đầu, trước đây lực lượng lao động trong các khối văn phòng, hành chính (lao động gián tiếp) lương thường cao hơn so với những người lao động trực tiếp với (lao động kỹ thuật) nhưng trong những năm gần đây đã có sự thay đổi ngược lại bởi vốn dĩ đó là quy luật của tự nhiên và xú hướng này sẽ còn tiếp tục tăng.

Ở các nước phát triển như Đức, Nhật, Mỹ… theo thống kế trung bình người lao động kỹ thuật mức lương cao gấp 2 đến 2.5 lần người lao động gián tiếp. Đối với nước ta hiện nay thì quy luật ấy đã hình thành và thực tế đã có không ít các Giám đốc thành đạt, từ người lao động kỹ thuật bời khi có tay nghề họ sẽ có thị trường việc làm và khi làm tốt thị trường mở rộng đương nhiên họ sẽ thành lập Công ty và trở thành người sử dụng lao động.
Thực tế hiện nay xã hội đã trú trọng, tông vinh những người lao động kỹ thuật theo đúng quy luật vốn dĩ chứ không còn hiện tượng coi nhẹ người lao động kỹ thuật như trước bởi mức thu nhập của họ cao hơn so với lực lượng lao động gián tiếp. Cái từ Học Nghề mà xã hội xưa vẫn có những người bữu môi nay đã thay đổi bới trong những năm qua số lượng Củ nhân, Kỹ sư giấu bằng về xin làm công nhân lao động phổ thông tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã không phải là một câu chuyện bịa đặt bởi với số lượng tốt nghiệp hàng năm của các Kỹ sư và Cử nhân như hiện nay thì xã hội không thể có đủ vị trí để đáp ứng.
Khi tư duy của cả xã hội thay đổi theo quy luật vốn dỹ thì chính sách vỹ mô của nhà nước cũng đã có những sưu uu tiên đặc biệt cho hệ Giáo dục nghề nghiệp và mới đây nhất là chương trình học 9+ đã được Bộ LÐ – TB và XH ban hành và áp dụng.
Phát triển mô hình đào tạo 9+
9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và học văn hóa sau khi HS tốt nghiệp lớp 9 và có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng, rút nagắn thời gian đào tạo. Mô hình tương tự đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình là tại Đức với mô hình đào tạo kép và tại Nhật Bản với mô hình đào tạo KOSEN, đào tạo cho người học tốt nghiệp tương đương THCS.
Ở Việt Nam chương trình đào tạo 9+ hiện đang được nhà nước miễn hoàn toàn học phí đối với học nghề đó là một quyết sách mang tầm vỹ mô để cân bằng lại sự thiếu hụt lao động kỹ thuật hiện nay một phần dõ tư duy có phần chư đúng của các bậc phụ huynh.
Thứ trưởng Bộ LÐ – TB và XH, Lê Quân cho biết, cần phải khẳng định, đây là mô hình đào tạo nghề liên thông từ trung cấp lên cao đẳng nhưng dành cho đối tượng tốt nghiệp THCS, chứ không phải là đào tạo trình độ cao đẳng từ tốt nghiệp THCS. Theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), để vào học cao đẳng, người học phải có bằng tốt nghiệp THPT, hoặc đã tốt nghiệp trung cấp và có bằng tốt nghiệp THPT hoặc là học đủ, đạt yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định mới được vào học cao đẳng. Do vậy, mô hình này tuyển đầu vào với đối tượng tốt nghiệp THCS để học trung cấp sau chuyển tiếp liên thông lên cao đẳng.
Với những ưu điểm nêu trên, việc lựa chọn mô hình này sẽ giúp các em học sinh chọn nghề sớm phù hợp năng lực của bản thân, rút ngắn thời gian đào tạo, tiết kiệm chi phí và sớm gia nhập thị trường lao động trong khi vẫn có cơ hội liên thông lên các trình độ cao hơn.
Ðồng thời, để giải quyết “nút thắt”, Bộ LÐ – TB và XH cũng đã có những giải pháp và cách làm để phân luồng bằng các chính sách hấp dẫn như: miễn học phí 100% cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp; miễn học phí trình độ trung cấp, cao đẳng cho các đối tượng chính sách xã hội; học theo chế độ cử tuyển; người học học các nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu, nghề đặc thù; chính sách nội trú cho người học là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, học sinh phổ thông dân tộc nội trú; hỗ trợ chi phí và vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài.
Vậy học 9+ ở đâu là một vấn đề đang được nhiều bậc phụ huynh quan tâm
Hiện nay trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của chúng ta có rất nhiều cơ sở đào tạo được cấp phép đào tạo hệ 9+ tuy nhiên theo khảo sát mới đây của cơ quan chức năng quản ý hệ đào tạo 9+ thuộc tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ LÐ – TB và XH thì các trường đào tạo nghề thuộc khối trường trong quân đội vẫn đang giữ được uy tín về chất lượng và sự quản lý các em học sinh ở lứa tuổi này.
Tiêu biểu về cách làm mới trong khối trường Quân đội có Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng với mô hình quản lý học sinh như chiến sỹ nhập ngũ đã tạo nên sự yên tâm cho các bậc phụ huynh khi gửi gắm con em mình và tạo cho bản thân các em học sinh tác phong đặc thù của một người chiến sỹ học nghề.
Với Cơ sở vật chất đầy đủ, phòng học khang trang, hiện đại và đội ngũ giáo viên năng động, nhiệt huyết, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng tự hào là nơi gửi ước mơ, trao tin yêu của nhiều thế hệ học sinh đã và đang theo học tại Nhà trường. Giúp đỡ, dìu dắt các em có kiến thức nền tảng tốt, tay nghề vững vàng và các kỹ năng cơ bản để trở thành người có ích, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Đã, đang và sẽ tiếp tục liên kết với nhiều công ty, doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên cùng nhiều tỉnh, thành phố lân cận, Nhà trường đảm bảo sẽ giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình học tại trường. Hiện tại, Nhà trường đang liên kết cùng các tập đoàn lớn, các công ty đầu ngành như Công ty SANWA Việt Nam, Tập Đoàn Thành Long, Lilama 691, …. và rất nhiều các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên với mục tiêu tiếp cận nhiều công việc mới, đảm bảo học sinh ra trường có nhiều lựa chọn, nhiều hướng đi trong công việc để có nguồn thu nhập tốt, ổn định khi ra trường.
Địa chỉ liên hệ:
Trung tâm Tuyển sinh và CƯNNL – Trường Cao đẳng nghề số 1/BQP: Số 233, Đ. Quang Trung, Tổ 8. P.Tân Thịnh, TP. Thái Nguyên, T. Thái Nguyên.
Điện thoại: 0969 593 903 . Thí sinh có thể đăng ký trực tuyến và tìm hiểu chi tiết tại Website: www.truong1bqp.edu.vn