Chọn nghề học theo “mác”, theo “nhãn”, theo phong trào mà không biết chọn nghề đó có phù hợp với mình không, chọn nghề theo sự áp đặt hoặc rủ rê của người khác (cha mẹ, bạn bè, người yêu…)
Chọn nghề học theo may rủi bằng những phương pháp ngẫu nhiên, Chọn nghề học không phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích của mình, Chọn nghề học mà không quan tâm đến điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội. Vậy chọn nghề học phù hợp: dễ hay khó? Mời các bạn học sinh và phụ huynh tham khảo:
1. Tự nhận diện bản thân
Tự nhận diện bản thân nhằm xác định được bạn thích gì, Chọn nghề học nào phù hợp với bạn bằng cách tự trả lời các câu hỏi theo những bước sau:
– Những vấn đề xung quanh được bạn quan tâm nhất là gì?
Hãy quan tâm đến những việc đang diễn ra xung quanh, xem báo đài để bắt đầu bằng việc tự trả lời câu hỏi về những công việc mình yêu thích hay lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn thích làm, hoặc thậm chí muốn chọn nghề học được bạn để ý nhất. Và tiếp theo, bạn cần giải đáp được vì sao bạn thích Chọn nghề học đó?. Nếu chưa giải đáp được, bạn phải dành thời gian tìm hiểu thêm về vấn đề bạn quan tâm.
– Nhận dạng tính cách, sở thích, kỹ năng và giá trị của bạn
Mỗi cá nhân đều có thể thành công hoặc phát huy lợi thế của mình nếu được làm trong môi trường phù hợp với tính cách và giá trị của mình.
Nếu làm việc mình thích nhưng lại không thuộc sở trường thì đâu là điểm yếu mà mình cần phải khắc phục? Để nhận dạng tính cách, sở thích, kỹ năng và giá trị của mình, lĩnh vực mình thích nhưng điểm yếu nhiều thì bạn phải có kế hoạch tự cải thiện.
Nếu không tự cải thiện được thì nên chọn nghề học theo lĩnh vực mà mình có ưu thế cao nhất. Như vậy, đầu tiên phải xác định được trong những nghề bạn yêu thích thì nghề nào bạn có khả năng thực hiện tốt nhất.
2. Tự nhận diện nghề – trường tương ứng
Sau khi tự nhận diện bản thân, xác định chọn nghề học phù hợp nhất, bước tiếp theo bạn sẽ tìm trường có nghề học tương ứng thông qua việc thu thập thông tin về các trường có uy tín, chất lượng và thiết lập mục tiêu cá nhân. Đây là giai đoạn rất quan trọng, bởi nếu đủ thông tin sẽ giúp bạn có cơ sở xác định chính xác hơn những nghề mà bạn đã chấm ở phần 1.
Để thực hiện việc này, các bạn có thể tham khảo lần lượt trên website của các trường hoặc các website tuyển sinh có uy tín hay diễn đàn HSSV như: truong1bqp.edu.vn, tuyensinh-vieclam.edu.vn, forum.tuyensinh-vieclam.edu.vn
3. Tự nhận diện sức học
Đây là bước mà nhiều học sinh thường “nhắm mắt” bỏ qua, hoặc đại khái để tự hài lòng hoặc hi vọng vào sự may mắn. Để nhận diện sức học của mình, học sinh cần làm như: lưu giữ, đối chiếu với từng học kỳ.
Việc xác định năng lực sớm nhằm giúp học sinh có kế hoạch tự điều chỉnh việc học để quyết tâm thực hiện được mơ ước của mình.
Nếu đại khái, xuê xoa, bỏ qua tự đánh giá năng lực hoặc sức học của bản thân thì làm tăng nguy cơ giảm khả năng kỹ năng năng khiếu về nghề.
4. Tự nhận diện về nhu cầu nhân lực
“Trong vài năm tới nghề nào thu hút nhân lực? Nghề nào lương cao?…” là những câu hỏi thường gặp trong các buổi hướng nghiệp – tư vấn tuyển sinh.
Năm 2017, bình quân có hơn 72% thí sinh thi tại cụm thi do trường ĐH chủ trì – nghĩa là có hơn 72% thí sinh có nguyện vọng học tiếp ĐH, CĐ.
Trong khi đó cơ cấu nguồn nhân lực tính đến năm 2020 lần lượt là 54,2% sơ cấp nghề – TCCN 27,1% – CĐ 6,8% – ĐH 11,3% – sau ĐH 0,7%.
Như vậy nhìn tổng thể có thể thấy học sinh chọn nghề học ở trình độ nghề, TCCN, CĐ nghề có nhiều cơ hội việc làm hơn, ít bị cạnh tranh hơn như người tốt nghiệp ĐH.
Mặt khác, nghề khác nhau, địa phương khác nhau thì nhu cầu nhân lực theo cơ cấu đào tạo tất yếu khác nhau. Ví dụ nhu cầu nguồn nhân lực trình độ CĐ, ĐH nghề CNTT là 65%, nghề GTVT là 36,5%, nghề du lịch 28,5%, nghề năng lượng hạt nhân 83%, nghề ngân hàng 83%, nghề tài chính 50%… và tùy địa phương, tỉ lệ quy hoạch sẽ khác nhau.
Việt Nam hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, quy hoạch đề ra mục tiêu, định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, tập trung vào 10 ngành công nghiệp chủ yếu: cơ khí – luyện kim; hóa chất; điện tử, công nghệ thông tin; y – Dược; chế biến nông lâm thủy sản, Công nghệ ô tô, đồ uống; sản xuất vật liệu xây dựng; khai thác và chế biến khoáng sản; điện; than; dầu khí. Điểm mới của quy hoạch giai đoạn này là định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 3 ngành: cơ khí – luyện kim, điện tử – tin học, dệt may – da giày mở ra cơ hội dịch chuyển lao động. Vì vậy tham khảo nhu cầu nhân lực là việc tốt, nhưng người học cần quan tâm hơn xu thế tuyển dụng để từ đó có sự chuẩn bị toàn diện hơn trong bậc học tiếp theo sau THPT.
5. Lập sổ tay hướng nghiệp
Lập sổ tay hướng nghiệp chính là quá trình tự hướng nghiệp bản thân, kiểm soát, điều chỉnh hành vi để đạt mục tiêu cao nhất. Việc nhận diện tính cách, kỹ năng, giá trị và sức học sẽ giúp học sinh vừa tự khám phá mặt mạnh, vừa xác định chính xác những hạn chế của bản thân để có những điều chỉnh phù hợp, không làm triệt tiêu ước mơ của mình. Nếu quyết tâm, nên bắt đầu sớm bài hướng dẫn này, có thể ngay từ học kỳ đầu tiên của lớp 10 và tự thực hiện theo từng học kỳ, bắt đầu bằng những mơ ước của mình về chọn nghề nghiệp đến thực tế của bản thân.
Nguyện vọng xét tuyển học bạ vào Cao đẳng nghề số 1 BQP có thể thực hiện bằng 1 trong 3 cách:
Cách 1: Hoàn thiện Hồ sơ xét tuyển và gửi về địa chỉ Nhà Trường theo hình thức chuyển phát nhanh qua đường bưu điện.
Trường Cao đẳng nghề số 1 BQP: Số 233, Quang Trung, tổ 8 phường Tân Thịnh, tp Thái Nguyên.
Cách 2: Nộp hồ sơ và nghe Tư vấn tuyển sinh trực tiếp tại Trường Cao đẳng nghề số 1 – BQP.
Tư vấn tuyển sinh chọn nghề học: 0208.3846.344 – 0969593903.
Cách 3: Thí sinh ở xa có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến