Thứ Tư, 29, Tháng Ba , 2023
Cao đẳng nghề số 1 Bộ Quốc phòng
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • ĐÀO TẠO
  • HƯỚNG NGHIỆP
  • TUYỂN SINH
  • SINH VIÊN
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • ĐÀO TẠO
  • HƯỚNG NGHIỆP
  • TUYỂN SINH
  • SINH VIÊN
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Cao đẳng nghề số 1 Bộ Quốc phòng
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Hướng nghiệp

Chọn nghề học cần đặt ra câu hỏi trước khi quyết định

Chuyện lựa chọn nghề học rất quan trọng đối với thí sinh trong các đợt tuyển sinh cũng như hướng nghiệp của cha mẹ thí sinh rất lúng túng.

Dễ mắc sai sót trong chọn nghề học

Câu chuyện chọn nghề học trước thềm mỗi kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ luôn là chủ đề “nóng” trong các gia đình, đặc biệt là đối với các thí sinh. Kỳ thi THPT Quốc gia 2016 cũng vậy. Để lựa chọn một nghề học phù hợp không hề dễ dàng, bởi đã có nhiều sinh viên phải trả giá phí hoài công sức khi chọn nghề học sai hoặc không phù hợp với bản thân dẫn đến ra trường thất nghiệp.

Chỉ ra một hiện trạng những năm gần đây thí sinh rất thiếu và yếu trong việc lựa chọn nghề nghiệp, TS. Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội cho hay, ngày càng có xu hướng thí sinh lựa chọn vào khối ngành kinh tế, ngành “hot” mà Xã hội đang chuộng, thế nhưng những ngành này đã dư thừa nhân lực rất nhiều, vừa cạnh tranh cao lại chưa chắc có một thu nhập cao như nhiều người vẫn tưởng. Đây là một sai lầm khiến nhiều thí sinh ảo tưởng, dẫn đến đổ xô vào các ngành “sang – chảnh” mà ngó lơ các ngành nghề mà xã hội thực sự cần.

Chia sẻ thêm về câu chuyện thí sinh thường dễ rơi vào chọn nghề học theo cảm tính, TS. Nguyễn Tùng Lâm cho biết: “Một phần nguyên nhân xuất phát từ thực tiễn công tác tuyên truyền, hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông hiện nay quá yếu, quả lỏng lẻo. Trong khi học sinh chưa nhận thức rõ về các ngành nghề, các hướng để chọn nghề thì các trường cũng chỉ làm xuê xoa, các buổi hướng nghiệp mang tính “cưỡi ngựa xem hoa”, sách hướng dẫn định hướng nghề cũng rất sơ lược, số liệu ngành nghề quá cũ. Các trường ĐH, CĐ có đến trường chỉ mang tính “tiếp thị” cho trường mình là chủ yếu”.

“Cần hướng dẫn các em chọn nghề học theo năng lực, sở trường và dự báo nguồn nhân lực. Một vài ngành nghề đang dư thừa nhân lực, trong khi nhiều ngành nghề khác rất cần mà không có. Chuyện này trước hết trách nhiệm thuộc về người lớn, nếu như định hướng sai, sinh viên ra trường sẽ không theo đúng ngành học mà thất nghiệp, hoặc phải đi học nghề khác là lãng phí thời gian, tiền bạc”, TS Nguyễn Tùng Lâm cho biết thêm.

  • Nhiều sinh viên không biết học để làm gì?
  • Sinh viên tự tử – tốt nghiệp bằng giỏi, không xin được việc
  • Cử nhân cơ khí Bách Khoa đi bán trà, nghĩ chuyện đốt bằng
  • Thạc sĩ, cử nhân cất bằng đi học cao đẳng, trung cấp nghề
  • Thanh niên đốt bằng du học
Chọn nghề học cần đặt ra câu hỏi trước khi quyết định
Hình ảnh đốt bằng du học Nhật được Hung đăng trên trang cá nhân FB mới đây

Bốn câu hỏi cần đặt ra trước khi chọn nghề học

Từ đầu năm học 2015-2016 đến nay, nhiều hoạt động tư vấn tuyển sinh được tổ chức ở khắp nơi, điều tựu chung là tại những nơi tổ chức, đa phần học sinh lớp 12 đều khá mơ hồ trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Thậm chí, nhiều học sinh còn thẳng thắn chia sẻ không xác định được năng lực, sở trường của bản thân phù hợp với ngành, nghề nào…

Nhiều năm tham gia công tác tư vấn tuyển sinh, TS. Phạm Mạnh Hà (Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) nhận xét, thí sinh hiện nay vẫn còn lựa chọn nghề học theo cảm tính, phong trào. Nếu thí sinh dựa vào xu hướng hồ sơ ngành “hot” mà lựa chọn nghề thì đó là một sai lầm. Nhiều học sinh thiếu thông tin nên chọn nghề không phù hợp bản thân hoặc khó xin được việc làm sau khi tốt nghiệp. Hiện nay, các trường mở nhiều ngành mới, các em có thể bị nhiễu thông tin, đôi khi chỉ nhìn tên ngành hấp dẫn, cộng với việc nghe quảng cáo hay là đăng ký vào.

Theo TS.Phạm Mạnh Hà: “Nhiều bạn trẻ vội đam mê một nghề khi thấy những người đi trước đạt nhiều thành công. Tuy nhiên, nếu không nghiên cứu kỹ nội dung trước khi chọn dễ dẫn đến thất bại. Thiếu tố chất, đam mê nửa vời, họ có thể bị loại khỏi nghề đó ngay từ khâu đào tạo. Nếu có qua “cửa” này, bạn trẻ cũng sớm bỏ cuộc hoặc bị đào thải, khi không phù hợp thực tế công việc. Thậm chí, họ còn là mối nguy cho xã hội nếu làm những nghề như bác sĩ, tài xế, giáo viên…”.

Đưa ra lời khuyên cho các thí sinh năm nay, TS Phạm Mạnh Hà chia sẻ: “Xét tuyển ĐH, CĐ năm nay cũng đã tạo điều kiện so với các năm trước, thí sinh có nhiều lựa chọn hơn qua các đợt xét tuyển. Cần cân nhắc giữa các nguyện vọng để lựa chọn cho đúng, không nên vì chắc đỗ mà dẫn đến chọn sai nghề. Trước hết, mỗi thí sinh nên tự trả lời cho bốn câu hỏi: Tôi thích nghề gì? Tôi phù hợp nghề gì? Tôi chọn nghề gì? Nơi nào học tập tốt cho bản thân? Hãy tự liệt kê những nghề mình có hứng thú, trong đó có yếu tố môi trường làm việc, thu nhập, giá trị đối với bản thân, cơ hội thăng tiến… sau đó, lập danh sách thứ tự ưu tiên, lựa chọn môi trường tốt nhất để mình theo học”.(Theo Quang Anh (Báo Gia đình & Xã hội))

Chọn trường có uy tín để theo học

Hiện tại Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng nằm trong 45 trường trọng điểm quốc gia có hệ thống giáo dục và đào tạo nghề lớn nhất trong cả nước và có cấp độ quốc tế được xây dựng dựa trên yêu cầu đào tạo những kỹ năng phục vụ theo từng ngành nghề chuyên biệt đây cũng là bước chuyển tiếp cho những ai muốn tiếp tục học lên đại học. Sau khi tốt nghiệp chương trình Cao đẳng 3 năm, bạn chỉ cần học thêm hơn 1 năm nữa là có thể có trong tay tấm bằng đại học.

Ưu điểm khi học tại Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng là hỗ trợ nghiêm túc đối tượng chính sách, tạo điều kiện điều kiện cho sinh viên như miễn học phí (BĐXN), miễn phí nội trú, chi phí thấp, cơ hội thực tập hưởng lương ngay trong thời gian học nghề.

Địa điểm nộp hồ sơ xét tuyển tại Ban Tuyển sinh Trường Cao đẳng Nghề số 1 – Bộ Quốc phòng. Ngõ 233 – Đường Quang Trung – Tổ 8 – Phường Tân Thịnh – TP. Thái Nguyên.

Đăng ký hồ sơ trực tuyến tại đây

 

Quan tâm: Góc nhìn giáo dụchướng nghiệp
Chia sẻTweetPin

Bài viết Quan tâm

lam-gi-sau-khi-xuat-ngu
Hướng nghiệp

Bộ đội xuất ngũ tốp đầu trong xuất khẩu lao động

Bộ đội xuất ngũ Ứng cử viên tốp đầu tuyển dụng Xuất Khẩu Lao động Sau khi xuất ngũ các...

Nghề điện công nghiệp có mức lương ra sao
Hướng nghiệp

Nghề điện công nghiệp có mức lương ra sao?

Mức thu nhập của nghề điện công nghiệp được đánh giá bởi tay nghề và kinh nghiệm lâu năm, đôi...

Nhom ngahnh nghe đào tạo 0002
Hướng nghiệp

Suy nghĩ về việc học nghề trước và nay

Những năm của thế kỷ 19, việc học nghề không được phổ biến. Hầu hết cha mẹ hay chính ngay...

Suy nghĩ về việc học nghề trước và nay1
Hướng nghiệp

Ngành Công nghệ ô tô học gì? Ra trường làm gì? Tố chất thích hợp với nghề?

Hiện nay, ngành công nghệ ô tô đang được ưu tiên phát triển để góp phần công nghiệp hóa đất...

Suy nghĩ về việc học nghề trước và nay
Hướng nghiệp

Muốn không gặp cảnh thất nghiệp “Bộ đội xuất ngũ cần phải làm gì?

Thất nghiệp có lẽ là cụm từ đáng sợ nhất của bất kỳ quân nhân nào sau khi hoàn thành...

Hướng nghiệp

Làm gì sau khi xuất ngũ?

Làm gì sau khi xuất ngũ? Khi mà hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp ở một số ngành nghề...

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Logo trương cao đẳng nghề 1 bqp -361 x 74
  • 233 Quang Trung, Tổ 7, Tân Thịnh, TP.Thái Nguyên
  • 0208 6268868
  • 0969 593 903
  • truong1bqp.edu.vn
  • logo-zalo-vector truong1bqp.edu.vn

Hỗ trợ

  • Câu hỏi thường gặp
  • Cẩm nang tuyển sinh
  • Cẩm nang việc làm
  • Tin cập nhật
  • Yêu cầu hỗ trợ

© 2023  Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc phòng – Quân khu 1

Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • ĐÀO TẠO
  • HƯỚNG NGHIỆP
  • TUYỂN SINH
  • SINH VIÊN

© 2022 Bộ Quốc phòng - Trường Cao đẳng nghề số 1