Chọn đúng nghề để theo học và làm là một quyết định không hề dễ dàng bởi vì nó là lựa chọn mang tính chất quyết định về tương lai của một đời người. Đứng trước ngưỡng cửa của sự lựa chọn nghề nghiệp cho cuộc đời, hầu như các bạn đều gặp khó khăn và không ít áp lực. Những áp lực dù vô hình hay hữu hình, không chỉ từ phía gia đình, xã hội mà đôi lúc còn do chính bản thân các bạn tạo ra.
Từ phía gia đình
Chọn đúng nghề cho con mong một tương lai tốt đẹp cho con, đôi khi là sự sở hữu con cái, cha mẹ thường có xu hướng mong muốn con theo những ngành học và làm những ngành nghề mà gia đình có truyền thống, có mối quan hệ quen biết dể dễ xin việc và để có những công việc ổn định, an toàn. Nhưng đa phần mong muốn của gia đình và trẻ không trùng với nhau, không đúng với sở trường và sở thích của con. Điều này làm áp lực cho cả gia đình. Làm gì để dung hòa được ước nguyện, sở trường, sở thích của con cái với mong mỏi của ông bà / bố mẹ? Làm gì khi con trẻ cứ khăng khăng thích lập nghiệp mà không màng đến tiếp tục chuyện học?
Từ phía bản thân các bạn trẻ.
Khi các em đã chọn đúng nghề theo học theo định hướng của gia đình mà không dựa trên sở thích, năng lực và sở trường của bản thân sẽ dẫn đến tâm lý chán nản như trường hợp của N.H.Q sinh viên năm 3 Trường ĐH Mở TPHCM. Q thích về lĩnh vực thiết kế xây dựng, nhưng bố mẹ lại bắt theo học về kinh doanh, vì nhà có người quen để gửi gắm xin việc. Trong khi bạn bè cùng lớp háo hức với những khóa học chuyên ngành, đi làm thêm thì Q học chỉ để…hết ngày, không hứng thú, cũng không có mục tiêu cụ thể.
Vấn đề hướng nghiệp vô cùng quan trọng bởi vì việc chọn trường, chọn đúng nghề phù hợp với khả năng, sở thích không chỉ tạo tâm thế vững vàng mà còn tác động tích cực đến tương lai như khả năng tìm kiếm việc làm, niềm đam mê, sự khẳng định mình trong nghề nghiệp. Quan trọng hơn hết là niềm hạnh phúc bạn sẽ tìm thấy được trong công việc, cuộc sống; sự cống hiến thời tinh túy của tuổi trẻ trong công việc mình thật sự đam mê sẽ là giá trị mà không tiền bạc, thời gian nào có thể đánh đổi được.
Ngược lại sự ngộ nhận về khả năng của bản thân, nhất là tâm lí nông nổi, hời hợt, bồng bột trong việc chọn trường thi, ngành thi có thể sẽ khiến cho thí sinh phải trả giá đắt, đồng thời gây tốn kém, lãng phí cho gia đình và xã hội; đặc biệt đối với các bạn có ý định du học các bạn có thể tham khảo thêm tại đây:
Vì vậy, vấn đề chọn trường, hướng nghiệp là trách nhiệm không chỉ của riêng phía người học hay là của riêng gia đình mà còn cả xã hội.