Cho con cái học nghề ở độ tuổi 15 “ăn chưa no, lo chưa tới” thì với nhiều bậc phụ huynh là một sự lựa chọn quá khó khăn. Điều này xuất phát từ tâm lý thương con hoặc tâm lý thích con làm thầy chứ không làm thợ. Tâm lý này cũng lây lan từ các bậc cha mẹ sang con cái nên nhiều đứa trẻ cũng thích làm thầy chứ không chịu làm thợ.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) đã diễn ra. Năm nào cũng có rất nhiều số học sinh không vào được lớp 10 công lập. Tùy vào năng lực học tập của bản thân và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, các em có thể vào học trường dân lập với mức học phí khá cao.
Trên thực tế, năng lực nơi nhiều em học sinh có hạn, điểm kiểm tra thường chỉ 2-3 điểm nhưng cha mẹ vẫn ép các em học thêm dày đặc với mong muốn nhồi kiến thức vào đầu trẻ để có thể vượt qua các kỳ thi tốt nghiệp.

Chia sẻ của thầy Thân Thế Huyến giáo viên THCS Phú Bình chia sẻ: Tôi biết có những gia đình phải gồng mình lo học phí cho con học trường THPT dân lập, rồi lại tiếp tục học đại học, bất kể là vào trường đại học nào và bằng loại nguyện vọng tối thiểu. Năng lực tiếp thu kiến thức hay chuyện các em sẽ làm được việc gì sau này không còn là mối quan tâm chính nữa mà tất cả tập trung vào mục tiêu “có tấm bằng”.
Mới đây, các báo đưa tin học sinh THCS không đăng ký thi vào lớp 10 mà chọn con đường khác để học tiếp hoặc học nghề. Đọc tin này tôi thấy mừng. Mừng vì nhận thức xã hội đã có sự thay đổi (thực ra, việc cần phân luồng đa dạng cho học sinh sau THCS đã được nói đến từ nhiều năm nay nhưng chưa chuyển biến đáng kể trên thực tế), có thể do tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” thời gian dài vừa qua. Vậy nên, với các em học lực kém hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn nhất là các tỉnh khu vực nhiều đồi núi Đông Bắc bộ, theo tôi, lựa chọn học nghề để vào đời sớm là hợp lý và thực tế.
Sau khi tốt nghiệp THCS, các em có thể theo học chương trình giáo dục nghề nghiệp – vừa học nghề, vừa học văn hóa. Với con đường này, bằng độ tuổi của các bạn học hết lớp 11, các em này đã có trình độ nghề trung cấp và có thể tìm được việc làm với mức lương tối thiểu 8 – 15 triệu đồng/tháng. Và tiếp theo, con đường học vẫn luôn rộng mở sau này nếu các em luôn giữ được động lực vươn lên.
Thầy Dương Văn Cường giáo viên trường THCS Phú Lương chia sẻ: Theo tôi, nếu phụ huynh sớm nhận biết niềm đam mê, năng khiếu, sở trường của con em mình thích hợp một nghề nghiệp nào đó thì hoàn toàn có thể định hướng cho con em ngay từ khi các em học xong lớp 9.
Thực tế lâu nay, một người thợ như một kỹ thuật viên giỏi vẫn được trả mức lương cao, được xã hội trọng vọng. Đánh giá thông tin nhu cầu lao động nhiều năm qua cũng cho thấy có không ít sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng lại phải mưu sinh bằng những việc hoàn toàn không cần tới bằng cấp ấy.
Nhưng để sự thay đổi này trở nên phổ biến hơn đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều cơ quan, ban ngành và điều quan trọng nhất là hệ thống trường nghề phải đảm bảo chất lượng. Có như vậy thì các bậc phụ huynh mới yên tâm gửi gắm con em vào học, để sau khi ra trường, các em có đủ kỹ năng tham gia thị trường lao động.

Một điều cũng quan trọng không kém là các bậc cha mẹ cũng cần tôn trọng con em một khi các em muốn sớm theo đuổi niềm đam mê của chúng. Tư duy đổi mới này sẽ giúp xã hội và nhiều gia đình tiết kiệm khá nhiều chi phí và thời gian.
Các doanh nghiệp – nhà tuyển dụng lao động tuyển thợ lành nghề đâu nhất thiết đòi hỏi bằng cấp khi thực tế công việc không cần đến bằng cấp đó.

Ông ABE Masayuki Công ty CP Giáo dục và Thương mại quốc tế Hinode chia sẻ trong Hội thảo “Nhà trường và doanh nghiệp phối hợp thực hiện chương trình đào tạo và tuyển dụng” do Trường Cao đẳng nghề số 1- Bộ Quốc phòng tổ chức
Ở Đức, loại trường dành cho học sinh trung bình và kém, học xong, các em sẽ học tiếp lên các trường nghề bán thời gian (học nửa buổi, nửa buổi đi làm và thực tập tại các nhà máy, công xưởng) cho tới khi 18 tuổi; loại trường cho học sinh khá, sau khi tốt nghiệp, các em có thể chọn lên học trường nghề bán thời gian hoặc trường nghề cao cấp; loại trường dành cho học sinh khá giỏi, sau khi tốt nghiệp học sinh sẽ nhận được bằng tú tài và chuẩn bị cho học sinh lên học đại học hoặc đại học ứng dụng (vừa học, vừa làm).
Ở Nhật Bản, có trên 50 trường cao đẳng chuyên ngành tiếp nhận học sinh tốt nghiệp THCS ở độ tuổi 15, tỉ lệ học văn hóa giảm dần và kiến thức chuyên môn nghề nghiệp tăng dần theo thời gian trong 5 năm để cấp bằng cao đẳng.
Mô hình đào tạo này cũng cho phép người học vào học cao đẳng sau khi tốt nghiệp THPT hoặc chuyển đổi sang hệ thống giáo dục đại học. Các em học ra trường 100% có việc làm với thu nhập cao.
Hàng năm tôi đều tham gia Hội nghị đào tạo kết hợp doanh nghiệp tại đây, thấy rằng Trường Cao Đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc phòng tiên phong thực hiện các chính sách tương đối tốt và dám làm, dám đổi mới đột phá theo hình thức vừa học nghề vừa học văn hóa. Chất lượng đầu ra đáp ứng nhà tuyển dụng.
Trường cao đẳng nghề số 1 – BQP. Địa chỉ: Ngõ 233, tổ 7, phườngTân THịnh, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Website: truong1bqp.edu.vn; Gmail: caodang1bqp@gmail.com
Điện thoại: 0969593903; 02083846344