Chủ Nhật, 2, Tháng Tư , 2023
Cao đẳng nghề số 1 Bộ Quốc phòng
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • ĐÀO TẠO
  • HƯỚNG NGHIỆP
  • TUYỂN SINH
  • SINH VIÊN
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • ĐÀO TẠO
  • HƯỚNG NGHIỆP
  • TUYỂN SINH
  • SINH VIÊN
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Cao đẳng nghề số 1 Bộ Quốc phòng
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Góc nhìn

Chỉ khi nào xã hội tin vào giáo dục thì mới thắng lợi

Theo tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, giáo dục không phải là một trận đánh, giáo dục là con người, đó là một công trình lớn được xây dựng liên tục trong nhiều năm. Nhiệm vụ của ngành là tạo niềm tin. Chỉ khi xã hội có niềm tin vào giáo dục thì đó mới thắng lợi. Còn khi chưa có niềm tin vào giáo dục thì vẫn thất bại.

Sáng 9/4, Quốc hội chính thức phê chuẩn ông Phùng Xuân Nhạ, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội làm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thay ông Phạm Vũ Luận vừa được miễn nhiệm.

phung_xuan_nha_akyf
Tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Như Ý

Với cương vị là tân tổng tư lệnh ngành giáo dục, ông Phùng Xuân Nhạ cho biết: Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, nhưng với trách nhiệm là người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước của ngành, việc đầu tiên tôi phải bắt tay ngay vào là tiếp tục triển khai một cách quyết liệt, sáng tạo Chương trình hành động của Chính phủ về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương. Người dân nào cũng có nhu cầu chính đáng là được học hành tử tế, được sống vui vẻ, được sống trong xã hội yên bình. Đồng thời, trước đòi hỏi của cuộc sống, cơ hội hội nhập, với trách nhiệm  người đứng đầu ngành giáo dục được giao,  mà không chú trọng đến nhu cầu đó  một cách thực sự là không đúng.  Bản chất của giáo dục là con người và càng không phải là những cái trung gian mà mọi người đang quan tâm. Theo tôi,  chương trình, sách giao khoa (CT-SGK) … chỉ là những công cụ để đáp ứng, đó không phải là mục tiêu, mục đích của giáo dục.

Mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người thực sự nhân văn. Như thế cũng đúng với trụ cột của UNESCO: học để sống với nhau, học để làm việc, học để biết, học để làm người.  Bác Hồ của chúng ta cũng đã nói điều này từ rất lâu. Nên nếu như chỉ dừng lại mục tiêu của giáo dục là CT-SGK là không đúng. Đồng thời phải rất lắng nghe mưu cầu của con người. Vì  mưu cầu của con người là được sống một cách tự thân. Ngay cả những người nghèo nhất họ cũng có mưu cầu được sống một cách thanh thản, bản thân những tội phạm họ cũng không muốn làm tội phạm nhưng vì hoàn cảnh xô đẩy.  Thế nên, giáo dục tội phạm là  phần ngọn. Gốc của giáo dục  làm thế nào để hạn chế phần xấu, tăng phần thiện. Do đó, giáo dục không chỉ dừng lại ở khung CT – SGK hay cách thức giảng dạy.

Thời gian gần đây, nhiều vấn đề của ngành giáo dục được dư luận quan tâm, thậm chí lo lắng từ đổi mới tuyển sinh, chương trình sách giáo khoa, mở ngành. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ mới, ông sẽ tập trung vào lĩnh vực nào nhất?

Tôi quan sát thấy chúng ta mất thời gian dài vừa qua để bàn về việc của các thầy. Đó là chương trình thế nào,  dạy thế nào, tổ chức thi thế nào, miễn sao với xã hội, người nào cũng được tiếp cận với giáo dục  tốt và khơi dạy được mặt tốt của con người.

Nhiều người nói rất hay như chuyển đổi căn bản từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực, ai cũng biết điều này nhưng vấn đề là phát triển thế nào.  Tôi xuất phát từ thực tiễn là lắng nghe con người. Tất cả con người đều có mưu cầu để cuộc sống tốt lên, nhân văn hơn từ đó quay trở lại giáo dục phải làm thế nào để phối hợp đạt được vấn đề này. Chúng ta vẫn nói có 3 yếu tố tạo nên nhân cách con người đó là Nhà trường – Gia đình – Xã hội . Nhưng tại sao đổ hết cho giáo dục? Xã hội ở đâu? Giáo dục có cố gắng đến mấy  nhưng môi trường xã hội, cộng đồng không đồng hành cùng mà chỉ bình luận, chỉ kêu thì không được. Xưa nay, mọi người mất nhiều công sức để nói về đổi mới CT-SGK nhưng đó là câu chuyện của các thầy, câu chuyện của nhà trường. Tôi nghĩ đó còn có thể coi là nghiệp vụ của các thầy. Tại sao chúng ta lại mang nghiệp vụ của các nhà giáo ra để xã hội bàn tán?

Tôi nghĩ chúng ta nên đưa ra đòi hỏi về con người, đừng đưa ra đòi hỏi về CT-SGK.  Nếu các thầy không đáp ứng được mục tiêu đầu ra thì CT-SGK không giải quyết được vấn đề gì. CT-SGK chỉ là khâu trung gian trong việc quản lý cả quá trình chứ không phải quản lý mục tiêu.  Ví dụ  mục tiêu giáo dục của ta đối với học sinh học xong phổ thông: ngoan ngoãn, kiến thức cơ bản, nề nếp. Nhưng từ bậc dạy nghề trở đi phải chuyên nghiệp. Như vậy, phổ thông giáo dục con người, đó là nơi ươm mầm để từ đó có người theo bác sĩ, người theo nghề này, nghề kia. Để từ đó tất cả bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không thể có chuyện ông giáo sư coi thường ông công nhân. Nước Mỹ sẽ thế nào nếu thiếu người da đen? Chúng ta nhìn theo sự phân công công việc trong xã hội thì sẽ khác với cách nhìn đẳng hạ. Ở ta, đâu đó vẫn còn cách nhìn đó. Một khi xã hội còn có cái nhìn đẳng hạ thì còn bất công.  Tôi tiếp cận theo hướng đó chứ không tiếp cận từ  CT-SGK. Đó là nhiệm vụ của các ông thứ trưởng, vụ trưởng sẽ phải làm. Các ông làm thế nào, tôi hướng dẫn, tôi kiểm tra.

Tôi quan niệm giáo dục không phải là một trận đánh, giáo dục là con người, đó là một công trình lớn được xây dựng liên tục trong nhiều năm. Nếu làm như chiến dịch thì làm xong rồi tắt luôn. Con người đâu phải chiến dịch, con người đâu phải thắng thua. Tôi nghĩ không có chuyện thắng hay thua. Nhiệm vụ của ngành là tạo niềm tin. Chỉ khi xã hội có niềm tin vào giáo dục thì đó mới thắng lợi. Còn khi chưa có niềm tin vào giáo dục thì vẫn thất bại.

Nguồn: tienphong.vn

Quan tâm: Đổi mới giáo dụcGóc nhìn giáo dục
Chia sẻTweetPin

Bài viết Quan tâm

Góc nhìn

Bộ đội xuất ngũ “cân não” khi chọn nghề

Bộ đội xuất ngũ đứng trước lỗi lo tìm nghề và lựa chọn nghề ngắn nhất để có thu nhập...

Góc nhìn

Vẻ đẹp của nghề Hàn

Một quốc gia sẽ tỏa sáng bởi những bộ óc sáng tạo, sẽ sung túc nếu có những thương nhân...

Góc nhìn

Không đỗ đại học là… buông!

Nhiều học sinh sau khi kết thúc lớp 12, nếu không đỗ đại học thì thi lại đến khi đỗ...

Góc nhìn

Trường Cao đăng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng tri ân kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2020)

Nhằm phát huy truyền thống đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, nhân kỷ...

Góc nhìn

Thanh xuân qua ánh mắt học trò!

Nếu như thanh xuân là những mảnh ghép nhiều màu, thì những tháng ngày học tập tại trường Cao đẳng...

Góc nhìn

Đoàn viên thanh niên Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng chung tay phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Virus Corona

Trước tình hình cấp tính với tốc độ lây lan nhanh của dịch bệnh BCH Đoàn Trường tập trung tuyên...

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Logo trương cao đẳng nghề 1 bqp -361 x 74
  • 233 Quang Trung, Tổ 7, Tân Thịnh, TP.Thái Nguyên
  • 0208 6268868
  • 0969 593 903
  • truong1bqp.edu.vn
  • logo-zalo-vector truong1bqp.edu.vn

Hỗ trợ

  • Câu hỏi thường gặp
  • Cẩm nang tuyển sinh
  • Cẩm nang việc làm
  • Tin cập nhật
  • Yêu cầu hỗ trợ

© 2023  Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc phòng – Quân khu 1

Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
  • ĐÀO TẠO
  • HƯỚNG NGHIỆP
  • TUYỂN SINH
  • SINH VIÊN

© 2022 Bộ Quốc phòng - Trường Cao đẳng nghề số 1