Học nghề gì? Làm nghề gì?
Thị trường lao động ưu tiên cho Bộ đội xuất ngũ không lo thiếu việc!
Đó là một trong những Quan điểm trọng yếu của Thượng tá Phạm Văn Hòa, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề số 1-Bộ Quốc Phòng được ông nêu lên làm chủ đề ngắn cho một phiên trao đổi với công chúng trước các vị Thủ trưởng, Đại biểu quan khách.. trong ngày Lễ kỷ niệm 50 năm truyền thống trường Cao đẳng nghề số 1-BQP và đón nhận huân chương lao động hạng nhì.
Thưa ông, theo Quyết định 121 của Thủ tướng Chính phủ thì BĐXN được cấp thẻ học nghề miễn phí vậy trong công tác tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp ông đã thực hiện như thế nào để thành công được như hiện tại?
– Trước tiên căn cứ thực hiện Thông tư liên tịch số 4/2010/TTLT-BQP-BTC của Bộ quốc phòng và Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ Bộ đội xuất ngũ học nghề miễn phí hệ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề tại các Trường dạy nghề trong và ngoài quân đội. Kết hợp cùng các cơ quan liên quan tuyên truyền chính sách cho BĐXN.
– Tiếp sau Cán bộ nhà trường hiệp đồng cùng các Cơ quan chuyên môn, chuyên gia trong nước, nước ngoài là các doanh nghiệp đứng đầu (Sam Sung, LiLaMa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài loan..) sẽ thảo luận chung với BĐXN làm cho BĐXN hiểu được vấn đề thị trường lao động hiện nay gắn liền với ngành theo học. Như vậy vừa tạo được cho BĐXN tự chủ trong việc chọn nghề học vừa đảm bảo công việc chuyên môn khi ra trường.
Thưa ông, tôi được biết trong tháng vừa qua Nhà trường có đoàn Kiểm định chất lượng dạy nghề của Tổng cục nghề về Kiểm định chất lượng tại trường và trường ta đạt kết quả cao, được các chuyên gia kiểm định đánh giá trong top dẫn đầu vậy tới đây nhà trường sẽ chú trọng vào những ngành nghề nào?
– Trong xu thế toàn cầu hóa và yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc nâng cao chất lượng đào tạo là yêu cầu bức thiết. Với đội ngũ giáo viên giảng dạy giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp và tận tâm; cơ sơ vật chất hiện đại, phòng học lý thuyết, xưởng thực hành được trang bị đầy đủ phương tiện giảng dạy. Dần dần tạo ra được những chuyển biến mới, hình thành “văn hóa chất lượng” trong công tác đào tạo như ngày nay. Vì vậy mà kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề vừa qua đạt hiệu quả tốt.
– Hiện nay Nhà trường triển khai đa ngành nghề nhằm phong phú lựa chọn cho nhu cầu người học cũng như đáp ứng thị trường lao động trong đó chú trong nhất bao gồm 7 ngành nghề: Công nghệ ô tô, Công nghệ hàn, Điện công nghiệp, Cắt gọt kim loại, Điện tử công nghiệp, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật Dược.
Trong thực tế tôi gặp qua và đọc các bài báo điện tử chính thống có rất nhiều yếu tố liên quan đến việc như: Nhiều người dù đỗ tốt nghiệp Đại học hay sau đại học(thạc sĩ..) vẫn thất nghiệp vậy thành công trong những năm qua của ông có mang yếu tố cạnh tranh?
– Theo thống kê đến tháng 7/2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cả nước có hơn 160.000 người có trình độ ĐH trở lên thất nghiệp. Theo khách quan nhu cầu tuyển dụng thì xu hướng nguồn nhân lực đang thay đổi, doanh nghiệp ngày nay cần nguồn nhân lực chất lượng cao, chứ không phải bằng cấp cao. Họ yêu cầu người lao động phải có kỹ năng nghề nghiệp cao, thành thạo những kỹ năng mềm thực tế… có thể làm việc trực tiếp hơn là bằng cấp. Điều này lý giải vì sao rất nhiều lao động chỉ có bằng cao đẳng, trung cấp, bằng nghề mà thu nhập rất cao.
– Nhiều học sinh sau khi làm việc từ 3-5 năm vươn lên vị trí phó trưởng phòng, chi nhánh kinh doanh, công ty nước ngoài… với mức lương 15 triệu trở lên không hề hiếm. Bởi các doanh nghiệp tư nhân, công ty kinh doanh chủ yếu đánh giá năng lực thông qua kỹ năng nghề nghiệp và hiệu quả công việc, thành tích kinh doanh.
– Hàng năm Nhà trường đều có cử Cán bộ mang phiếu khảo sát đến các doanh nghiệp mà học sinh tốt nghiệp tại trường đang lao động từ đó lắm bắt cụ thể hơn nhu cầu lao động. Cho tới nay 60% học viên ra trường được nhà trường giới thiệu đều có công việc ổn định, thu nhập khá; 20% lao động tại nước ngoài (Nhật Bản, Hàn quốc, Đài Loan, Các tiểu vương quốc…) số còn lại các em xin tự chủ động công việc.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!